Rách sụn chêm là một trong những chấn thương thường gặp trong bóng đá hay gặp phải, hãy cùng giavang.wap.vn tìm hiểu về chấn thương này nhé!

1.Nguyên nhân gây rách sụn chêm khớp gối là gì?

Cách điều trị chấn thương rách sụn chêm khi chơi thể thao

Rách sụn chêm có thể xảy ra trong nhiều trường hợp. Dưới đây là những nguyên nhân chính:

  • Chấn thương, va chạm khi lao động hay vui chơi khiến chân bị vặn xoắn.
  • Tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
  • Do vấn đề thoái hóa tự nhiên của cơ thể.
  • Phần lớn những trường hợp rách sụn chêm được ghi nhận đều do hậu quả của các chấn thương trong thể thao. Đặc biệt là ở

2.Dấu hiệu rách sụn chêm

Bệnh nhân bị rách sụn chêm trong thường đau phía trong của khe khớp, đau tăng lên khi làm các nghiệm pháp McMurray, ngồi xổm và nghiệm pháp Apley. Các hoạt động, đặc biệt khi gấp và xoay ngoài khớp gối làm đau tăng lên, nghỉ ngơi và chườm nóng làm giảm đau. Đau thường âm ỉ, liên tục, đau nhức và có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bệnh nhân bị rách sụn chêm trong có cảm giác bị kẹt lại hay có tiếng nổ lốp bốp khi gấp khớp gối bên tổn thương. Tràn dịch khớp gối có thể hiện diện ở một số bệnh nhân. Các bệnh lí đi kèm như viêm bao hoạt dịch, viêm dây chằng, viêm khớp hoặc trẹo trong khớp gối cũng có thể gây nhầm lẫn cho bệnh cảnh lâm sàng ở bệnh nhân sau khi chấn thương khớp gối.

Trên thăm khám lâm sàng, các bệnh nhân bị chấn thương sụn chêm trong có biểu hiện nhạy cảm đau dọc theo phần trong khe khớp. Bệnh nhân bị rách sụn chêm trong có kết quả dương tính khi làm các nghiệm pháp McMurray, ngồi xổm và Apley. Do đau có thể gây co cứng cơ khiến thăm khám khớp gặp nhiều khó khăn, chụp cộng hưởng từ là cần thiết để xác định lại các biểu hiện lâm sàng.

Rách sụn chêm có nguy hiểm hay không?

Thông thường, chấn thương sụn chêm có thể điều trị tại nhà mà không cần ở lại bệnh viện. Tuy nhiên, những trường hợp nguy hiểm cần được theo dõi nội trú, thực hiện phẫu thuật bảo tồn hoặc loại bỏ. Bởi sụn chêm khớp gối là vị trí khó lành do khả năng tiếp nhận máu kém.

Nếu không được chăm sóc đúng cách, sụn chêm sẽ không lành được. Từ đó, gây nguy cơ tổn thương nặng hơn, teo cơ khu vực xung quanh, có thể dẫn tới tình trạng căng cơ háng, Khả năng vận động của cơ thể cũng vì thế mà giảm đi rất nhiều.

Cách điều trị

Ngay khi phát hiện chấn thương, bạn hãy thực hiện các biện pháp sơ cứu tại chỗ như sau:

  • Nghỉ ngơi, dừng vận động ngay lập tức.
  • Chườm lạnh.

Nếu như phát hiện tình trạng rách sụn chêm, bạn nên tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, đừng quên nghỉ ngơi, tạm dừng mọi việc tập luyện. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất cho sụn của bạn có cơ hội phục hồi một cách hoàn toàn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về rách sụn chêm, hy vọng rằng bạn có những thông tin bổ ích liên quan đến môn thể thao vua rồi  nhé!

"Chú ý: Các phân tích về kết quả xổ số trong bài viết này chỉ được đề xuất để tham khảo. Cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn may mắn!"