Theo thông tin từ trang dinh duong cho ba bau  bận cần lưu ý thời điểm đi du lịch cho bà bầu

3 tháng đầu mang thai được coi là thời kỳ nhạy cảm vì thai nhi chỉ mới thành hình nên mẹ bầu phải thật cẩn thận để tránh nguy cơ sảy thai hoặc biến chứng thai kỳ. Còn 3 tháng cuối là lúc bụng bầu đã khá to và nặng nề sẽ cản trở ít nhiều việc đi lại và tận hưởng những niểm vui trong chuyến đi của bạn. Do đó, 3 tháng giữa của thai kỳ là thời điểm lý tưởng nhất cho bạn nếu muốn đi du lịch xa.
Ở giai đoạn này, các nguy cơ như sinh non hoặc biến chứng có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé là rất thấp. Bên cạnh đó, hầu hết phụ nữ mang thai cảm thấy thoải mái và khỏe khoắn nhất ở tam cá nguyệt thứ hai. Hạn chế tối đa việc đi xa khi đã mang thai được 36 tuần trở lên vì bé có thể “đòi ra” bất cứ lúc nào!


Thời kỳ mang thai được chia thành ba kỳ, gọi là tam cá nguyệt, mỗi ba tháng được xếp vào một tam cá nguyệt. Tương ứng với mỗi kỳ tam cá nguyệt, thai phụ sẽ gặp phải một số trục trặc riêng về sinh hoạt, thay đổi sinh lý…

Thông thường, trong ba tháng đầu, thai phụ có thể mắc phải những biểu hiện của hội chứng “ốm nghén” với biểu hiện buồn nôn và nôn. Trong giai đoạn sau, khi bụng đã to, chị em lại gặp vấn đề về di chuyển nặng nhọc, càng về cuối thai kỳ, nguy cơ sinh sớm cũng có thể xảy ra. Hầu hết tình huống cấp cứu sản khoa do di chuyển xảy ra vào hai kỳ này, ba tháng đầu và cuối thai kỳ. Do vậy, thời gian an toàn nhất cho những chuyến đi xa của thai phụ được khuyến cáo là vào ba tháng giữa thai kỳ.

Quay lại tình huống của chị, nếu tình trạng sức khỏe tốt, biểu hiện nghén không đáng kể, việc di chuyển bằng ôtô vẫn rất an toàn. Trước khi chuẩn bị cho chuyến đi xa, thai phụ nên xin ý kiến chuyên môn của bác sĩ điều trị, trong đó bao gồm việc nên hay không nên sử dụng thuốc say tàu xe. Chỉ có bác sĩ trực tiếp điều trị mới nắm được tình trạng sức khỏe của thai phụ và em bé, cũng như đánh giá đầy đủ những tình huống mà mỗi thai phụ cần lưu ý.

Có thể bạn quan tâm: Cách cho con bú khoa học
Du lịch bằng thuyền

Say sóng là hiện tượng phổ biến, nhưng hãy lưu ý, bạn không nên dùng thuốc chống say sóng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Một mẹo hay cho bạn là sử dụng băng bấm huyệt và đặt ở các huyệt trên cổ tay, và hãy tìm nơi thoáng khí như ngồi trên boong tàu và nhìn tập trung vào đường chân trời phía xa.

Khi ăn các loại thức ăn được phục vụ trên tàu, hãy tuyệt đối tránh các loại thịt đông lạnh và salad làm sẵn, vì chúng có thể tiềm ẩn vi khuẩn Listeria nguy hiểm cho mẹ và cả thai nhi (đây là vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và có thể khiến mẹ bị sảy thai). Hãy chỉ ăn những loại thức ăn nóng, đừng ăn những món có vẻ ngoài không tươi, không ổn.

Bạn chỉ nên uống nước từ chai còn nguyên niêm phong. Nước đá, nước đánh răng và nước rửa rau quả đều có thể khiến bụng của bạn không ổn nếu chúng không sạch sẽ.
Khám thai trước chuyến đi dài

BS Nguyễn Ngọc Thông, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, khuyên rằng nếu vẫn băn khoăn trước một chuyến đi, bạn hãy hỏi ý kiến BS sản khoa đang theo dõi thai kỳ cho mình; có thể cho BS biết lịch trình chuyến đi, phương tiện di chuyển, những hoạt động sẽ tham gia…

Những điều cần lưu ý khi đi xa còn phụ thuộc vào tuổi thai (đang ở giai đoạn 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối). Trong 3 tháng đầu, thai còn non nớt, cần sinh hoạt nhẹ nhàng; 3 tháng cuối thì nguy cơ chuyển dạ sinh non sẽ cao hơn giai đoạn trước. Ngoài ra, trước một chuyến đi dài ngày, nhất là ở nơi có điều kiện y tế hạn chế, thai phụ nên đến BS kiểm tra thai để chắc chắn tình trạng thai kỳ vẫn ổn định.