Trong đó các loại trái cây phổ biến để nấu chè là nhãn, vải, chôm chôm, hạt sen…. Nhãn, vải, chôm chôm là những loại quả có tính nhiệt, nếu mẹ bầu ăn nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Ngoài ra, những loại quả này cũng gây mụn nhọt, mẩn ngứa nếu mẹ bầu ăn nhiều.
Cuối cùng, thành phần galetin luôn có mặt trong chè khúc bạch, là nguyên liệu ít bảo đảm an toàn nhất. Thường galetin được chế biến từ collagen lấy từ da lợn và xương gia súc có tác dụng làm đông trong thực phẩm. Thế nhưng nguyên liệu này cũng được chế biến lậu từ da phế thải để gia tăng lợi nhuận, đặc biệt là mặt hàng từ Trung Quốc, mẹ bầu sẽ rất khó phân biệt khi ăn chè ở các hàng quán.

che-khuc-bach
Theo các bác sỹ y học dân tộc, trong chè khúc bạch thường có từ 5-7 loại quả như nhãn, vải, chôm chôm… đã bóc vỏ và bỏ hột được nhiều người ưa thích với vị ngọt, thơm. Tuy đây là những trái cây tốt đối với sức khỏe, nhưng những trái cây này tính nóng, dễ gây ra mụn nhọt, mẩn ngứa nếu ăn quá nhiều cùng lúc. Đặc biệt với những phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn nhãn, vải vì khi ăn vào, cơ thể sẽ nóng, gây xáo trộn sự phát triển bình thường của thai nhi dẫn tới chảy máu, đau bụng…

Để an toàn hơn các mẹ nên học cách làm chè khúc bạch tại nhà nhé!

Như đã biết, khúc bạch được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau nhưng nguyên liệu quan trọng nhất để tạo nên món ăn này chính là gelatin. Gelatin là một chất rắn không màu, không vị, trong mờ, giòn (khi để khô), làm từ collagen lấy trong da lợn và xương gia súc.
Cùng quan điểm, ThS Phan Thị Ngọc Tuyết – chuyên gia dinh dưỡng, giảng viên khoa sư phạm kỹ thuật đại học Sài Gòn, TP.HCM cho rằng không nên đổ hết tội cho chè khúc bạch nếu chưa kiểm tra, kiểm định thành phần trong đó. Bởi ngoài gelatin trong chè khúc bạch, nhiều loại chè khác cũng bị phát hiện sử dụng đường hoá học, phẩm màu sai quy định, mà điều này rất khó phát hiện bằng cảm quan, đặc biệt là những người không có chuyên môn hữu quan. Hay hệ thống tiệm, hàng rong dù nguyên liệu sạch nhưng chế biến không đảm bảo, bày bán ở những nơi khói bụi mất vệ sinh… cũng có khả năng gây bệnh:

“Có những chất, món ăn không hợp với người này nhưng người khác ăn thì không sao. Mỗi người phải tự biết cơ địa của mình dị ứng với món gì, chất gì để dùng sao cho không ảnh hưởng tới sức khoẻ”, bà Tuyết kết luận.