Kết luận trên dựa trên nghiên cứu dữ liệu của hơn 26.300 trường hợp bị đột quỵ và đột quỵ thoáng qua đã sống sót và không có biến chứng (phù não, khó nuốt, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu…) trong 90 ngày sau khi xuất viện.

Các bệnh nhân đều điều trị đột quỵ tại các trung tâm đột quỵ ở Ontario giai đoạn 2003 – 2013. Các nhà nghiên cứu đã so sánh họ với gần 264.000 người song khoe mạnh có sự tương đồng về độ tuổi, giới tính và vùng miền.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy nguy cơ tái phát đột quỵ hay nhồi máu cơ tim ở những người từng đột quỵ cao hơn rõ rệt trong một thời gian dài so với nhóm khỏe mạnh.

Cụ thể, 1 năm sau đột quỵ, khoảng 10% bệnh nhân tử vong và một số khác đột quỵ hay nhồi máu cơ tim phải cần đến sự chăm sóc kéo dài.

3 năm sau, số lượng tăng lên 1/4 và 5 năm sau, tỉ lệ này là gần 36%.

Theo Edwards, các bệnh nhân vẫn sẽ có nguy cơ đột quỵ lần 2 sau năm đầu tiên cao gấp 7 lần và nguy cơ này vẫn ở mức cao trong 5 năm tiếp theo.

“Những việc mà những người từng sống sót sau đột quỵ cần phải làm để giảm thấp nguy cơ một cơn đột quỵ khác là tiếp tục quản lý chặt các yếu tố nguy cơ, trong đó có huyết áp cao”, cô Edwards cho biết.

Ngoài ra cần xem xét các yếu tố như rung tâm nhĩ và quản lý các hành vi như ngừng hút thuốc lá và tăng hoạt động thể chất”, Edwards nói.

=>> Xem keo bong da

Trong 3 tháng đầu sau đột quỵ hay đột quỵ nhẹ, còn gọi đột quỵ não thoáng qua (TIA) là thời điểm của nguy cơ tái phát 1 cơn đột quỵ não hay nhồi máu cơ tim. Nhưng hút thuốc hay các lối sống thiếu lành mạnh khác có thể làm tăng nguy cơ này theo thời gian.

Mặc dù việc tiếp tục chăm sóc sau đột quỵ là cần thiết nhưng thực tế chúng ta lại ít chú ý điều này.