Theo nghiên cứu từ trang dinh duong cho ba bau sinh non là sinh khi thai mới được 28-37 tuần (196-258 ngày). Trọng lượng cơ thể trẻ ở tuần thai là này khoảng 1000-2499g, các bộ phận cơ thể chưa phát triển toàn diện. Trẻ vừa ra đời đã phải trải qua “cửa ải” nuôi dưỡng lồng kính và có thể còn gặp một số khó khăn nhất định về thể lực trong giai đoạn sự trưởng thành.
Nguyên nhân dẫn đến sinh non:
1. Do cơ thể mẹ
Dị tật tử cung (ví dụ tử cung hai sừng), lỏng, cổ tử cung, u xơ tử cung.
Người bị bệnh mãn tính và cấp tính như viêm gan siêu vi trùng, viên thận cấp tính, viêm bể thận, sốt cao, rubella và các bệnh cấp tính khác như bệnh tim, tiểu đường, thiếu máu, cường giáp, cao huyết áp…


Các nguyên nhân khác gồm đi du lịch xa, khí hậu thay đổi, tâm trạng biến động mạnh, gánh nặng thể lực tinh thần và chấn thương trực tiếp ở bụng, vết đâm gây vết thương ở bụng hoặc kích thích tình dục, phẫu thuật…
– Ảnh hưởng của mùa trong năm. Các nhà khoa học tại ĐH Pittsburgh (Mỹ) đã công bố kết quả nghiên cứu khá bất ngờ về nguyên nhân sinh non do tác động của các mùa trong năm vào ngày 8/7 vừa qua. Thông qua việc phân tích dữ liệu của 75.399 sản phụ tại Mỹ trong 10 năm (1995 – 2005), nhóm nghiên cứu đã khẳng định tình trạng sinh non phổ biến nhất ở những phụ nữ thụ thai vào mùa xuân (9,2% sinh non trước khi thai được 37 tuần tuổi, 2,7% sinh trước khi thai được 32 tuần), và ít phổ biến nhất vào mùa hè (8,4% sinh non trước khi thai được 37 tuần tuổi, 2% sinh trước khi thai được 32 tuần). Nguyên nhân được cho là có liên quan đến những tác nhân gây dị ứng, viêm nhiễm do virus theo mùa, kết hợp những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng, mức tiếp xúc với ánh mặt trời v.v…

Xem thêm: Cách cho trẻ sơ sinh bú không bị sặc sữa
– Các nguyên nhân khác. Ngoài những lý do đã nêu, sinh non còn do nhiều lý do khác như mẹ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, mang đa thai, ít nước ối, mang thai quá sớm (dưới 18 tuổi) hoặc mang thai từ 40 tuổi trở lên, nghiện ma túy, nghiện rượu, mang thai quá nhiều lần v.v… Ngoài ra, thời gian làm việc của người mẹ quá 42 giờ/ tuần, công việc phải đứng nhiều trên 6 giờ/ ngày, làm việc quá sức, quan hệ tình dục quá đà, do biến đổi khí hậu, dùng thuốc an thai bừa bãi v.v… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm.
Do nhau thai
– Nhau thai phía trước bong, đứt sớm.
– Nước ối quá nhiều hoặc quá ít, mang đa thai.
– Thai nhi dị tật, thai chết trong tử cung, vị trí thai bất thường.
– Màng thai vỡ sớm, viêm màng ối.
Khi có nguy cơ sinh non, nên làm thế nào?
– Nằm nghiêng bên trái để nâng cao lưu lượng máu ở trong nhau thai tử cung, làm cho tử cung thư giãn, từ đó giảm bớt sự có thắt tự phát.
– Truyền tĩnh mạch 500-1000ml dịch để cân bằng, cải thiện lưu lượng máu trong nhau thai và tử cung, giảm bớt hoạt động của tử cung.
Dấu hiệu sinh non :

– Có 4 cơn gò trong 20 phút hay 8 cơn gò trong 60 phút.
– Cổ tử cung mở từ 2 cm trở lên hoặc xóa ít nhất 80%.
– Có sự thay đổi ở cổ tử cung được nhận định trong nhiều lần khám liên tiếp.
– Vỡ ối.
Ngoài ra còn có một số dấu hiệu và triệu chứng giúp chẩn đoán sớm chuyển dạ sinh non như ra nhớt hồng hoặc dịch nhầy cổ tử cung, đau thắt lưng, trì nặng bụng, chuột rút, đau quặn ruột có thể kèm tiêu chảy…
Các biện pháp phòng tránh tổng quát :
– Chăm sóc tiền sản, đảm bảo khẩu phần ăn cân bằng và đầy đủ. Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân của chuyển dạ sinh non.
– Tập thể dục nhẹ không có hại, tuy nhiên cần tránh sự tập luyện quá sức trong lúc mang thai và ở những thai phụ có nguy cơ cao.
– Thuốc lá là nguyên nhân của sinh non và chậm tăng trưởng trong tử cung nên thai phụ phải được khuyến khích bỏ thuốc lá.
– Không uống rượu.
– Tinh dịch chứa nhiều prostaglandins và sự hiện diện của nó trong âm đạo có thể gây cơn co tử cung. Những cơn co tử cung thường xuất hiện sau khoái cảm. Vì vậy không cần kiêng giao hợp trong thai kỳ bình thường nhưng cần phải tránh giao hợp trong thai kỳ có nguy cơ sinh non.